Tác phẩm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Công trình

  • Đại lộ Thăng Long – dài nhất Việt Nam: 29 km, đi qua các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất ở phía tây Hà Nội;
  • Con đường gốm sứ ven sông HồngKỷ lục Guinness:[19] dài gần 3.950m, diện tích khoảng 7.000m2, chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp, Hà Nội. Đây là bức tranh gốm sứ có 21 trường đoạn theo các chủ đề: tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua , Trần, , Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế. Tác giả ý tưởng "Con đường gốm sứ" ven sông Hồng là họa sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy;[20]
  • Tượng đài Thánh Gióng;
  • Rạp Kim Đồng do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam dành tặng Thủ đô Hà Nội, được khánh thành ngày 18 tháng 9 năm 2010;
  • Phim Tài liệu khoa học nghệ thuật "Thăng Long - Thành phố Rồng bay";
  • Gameshow truyền hình "Hà Nội 36 phố phường" trên VTV3;
  • Gameshow truyền hình "Rồng bay"trên HanoiTV1;
  • "Thắp sáng cầu Long Biên chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" do Hội Cựu quân nhân Singapore tài trợ thực hiện dự án với tổng mức kinh phí 700.000 USD.[21]
  • Cầu Vĩnh Tuy - rộng nhất Việt Nam: bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng, lưu thông phương tiện ở cửa ngõ phía đông đi vào trung tâm thành phố, toàn bộ cầu chính qua sông và cầu cạn dài 5,8 km đều do tư vấn, kỹ sư, công nhân của Việt Nam thực hiện; toàn bộ đoạn đường dẫn lên cầu dài 2,1 km. UBND thành phố Hà Nội quyết định đầu tư giai đoạn 2 mở rộng mặt cầu Vĩnh Tuy rộng tới 38m - đạt kỷ lục Việt Nam. Cầu do Hà Nội tự đầu tư và xây dựng với tổng vốn 3.600 tỷ đồng;
  • Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Pháp Vân: bao quanh nội đô Hà Nội dài 18 km, kéo dài từ Mai Dịch - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân Nam - cầu Đại Từ - Linh Đàm - Pháp Vân đến cầu Thanh Trì, với mặt đường rộng từ 68 đến 78m, có thể lưu thông dễ dàng từ đông sang tây mà không phải đi xuyên qua nội đô. Chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án đường trên cao cho ôtô trên toàn bộ tuyến Mai Dịch - Linh Đàm;
  • Bảo tàng Hà Nội: tọa lạc bên cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội; có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Thiết kế của Liên doanh tư vấn GMP - ILAG (Đức);
  • Công viên Hòa Bình: đặt tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, ngay cửa ngõ phía tây bắc của thành phố, có diện tích tới 20ha, bên trong công viên có hồ điều hòa diện tích 5,4 ha và Tượng đài Hòa Bình được đặt ở phía nam công viên; tổng mức đầu tư hơn 282 tỷ đồng.[22]

Điện ảnh

Hưởng ứng dịp Đại lễ, một số bộ phim dã sử Việt Nam đã được gấp rút xây dựng, như Trần Thủ Độ, Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long,[23] Thái Tổ Lý Công Uẩn, Về đất Thăng Long, Khát vọng Thăng Long, Huyền sử thiên đô, Long thành cầm giả ca,... Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn do nhà nước đầu tư bị phê phán bởi tiến độ chậm, không xong kịp trước đại lễ và kinh phí quá lớn (với số tiền 200 tỷ đồng),[24] còn phim Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long của tư nhân (với số tiền trên 100 tỷ đồng) [25] lại bị phê phán là giống phim dã sử Trung Quốc, nên tuy xong kịp trước dịp đại lễ nhưng lại không được trình chiếu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1A519/ http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20321/ http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20409/ http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA2047C/pa... http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA2058D/ http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/09/3BA20F16/ http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21400/ http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/... http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Chieu-sang-cay-c...